Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp lại

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp lại do bị mất, thất lạc - VIETMYUS

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp lại do bị mất, thất lạc

Bạn đang loay hoay vì vô tình làm mất Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ (C/O) – “chìa khóa” thông hành cho lô hàng xuất khẩu của mình? Thắc mắc khi xin cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, có bắt buộc phải có dấu “Certified True Copy” hay không?

Đừng lo, dưới đây VietmyUS sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách. Đồng thời cung cấp thông tin chi tiết và mới nhất về hồ sơ, quy trình cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ. Tìm hiểu ngay để đảm bảo lô hàng của doanh nghiệp xuất khẩu suôn sẻ và “đúng luật”!

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp lại do bị mất, thất lạc có bắt buộc phải được đóng dấu “CERTIFIED TRUE COPY” hay không?

Theo Điều 18 khoản 1 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP về cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ:

Trường hợp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng. Thì thương nhân nộp đơn đề nghị đến cơ quan, tổ chức liên quan cấp Giấy chứng nhận xuất xứ thay thế theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cần nêu rõ lý do đề nghị cấp lại.

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp lại do bị mất, thất lạc - VIETMYUS

Giấy chứng nhận xuất xứ cấp lại sẽ ghi số tham chiếu, ngày cấp của Giấy chứng nhận xuất xứ bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng. Và bắt buộc phải được đóng dấu “CERTIFIED TRUE COPY”.

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cấp lại có hiệu lực bao lâu?

Theo Điều 18 khoản 1 Nghị định số 31/2018/ND-CP về cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ: Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận xuất xứ cấp lại không quá 1 năm kể từ ngày giao hàng. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ trả kết quả cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ trong thời hạn 4 giờ làm việc. Kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Để xin cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), thương nhân cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, hồ sơ sau:

  • 1 Bản chính Đơn đề nghị cấp C/O được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ. (Mẫu số 04 thuộc Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 31/2018/NĐ-CP);
  • 1 bản chính + 1 bản sao Mẫu C/O tương ứng đã được khai hoàn chỉnh
  • 1 bản chính Chứng từ bổ sung theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP. (Nếu có khác biệt với hồ sơ đề nghị cấp C/O đã cấp trước đó);
  • Bản gốc và bản sao C/O đã cấp trước đó (nếu có).

Quy trình cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá

Bước 1: Khai báo thông tin

Đầu tiên, thương nhân cần khai báo thông tin và đính kèm hồ sơ đề nghị cấp C/O tại 1 trong các địa chỉ dưới đây:

  • Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương (tại đây);
  • Hoặc website của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI);
  • Hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở của Tổ chức cấp C/O;
  • Hoặc gửi hồ sơ đến Tổ chức cấp C/O và nộp phí qua bưu điện.

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ và yêu cầu

Tiếp theo, các ban cán bộ Cơ quan cấp C/O sẽ kiểm tra hồ sơ của bạn có hợp lệ hay không. Và thông báo đến thương nhân một trong các nội dung sau:

  • Chấp nhận cấp C/O và thời điểm sẽ thương nhân nhận được C/O;
  • Yêu cầu bổ sung tài liệu (Ghi rõ tài liệu nào cần bổ sung);
  • Yêu cầu kiểm tra lại hồ sơ. (Nếu có bằng chứng cụ thể xác thực làm căn cứ cho việc yêu cầu kiểm tra này. Nêu rõ thông tin cần kiểm tra);
  • Từ chối cấp C/O. Nếu phát hiện nằm trong trường hợp quy định tại Điều 21 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 của Chính phủ quy định Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa (gọi tắt là Nghị định số 31/2018/NĐ-CP). Hoặc phát hiện hàng hóa đã xuất khẩu quá 1 năm kể từ ngày giao hàng.
  • Đề nghị kiểm tra cơ sở sản xuất của thương nhân. theo Điều 28 khoản 1 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP (nếu cần thiết).

Bước 3: Cán bộ của Tổ chức cấp C/O thẩm định hồ sơ bổ sung (nếu có);

Tích “CERTIFIED TRUE COPY” trên hệ thống điện tử hoặc đóng dấu “CERTIFIED TRUE COPY” lên C/O trong trường hợp cấp sao y bản chính;

Xác nhận nội dung “THIS C/O REPLACES THE C/O NO. … DATED …” được thể hiện trên C/O trong trường hợp cấp thay thế hoặc cấp chỉnh sửa;

Ký phê duyệt và trình người có thẩm quyền của Tổ chức cấp C/O ký cấp phép C/O.

Bước 4: Nhân sự có thẩm quyền của Cơ quan cấp C/O

– Ký cấp phép C/O và trả kết quả C/O cho thương nhân dưới dạng pdf trên hệ thống điện tử (không cần thực hiện bước 5, 6);

– Chữ ký C/O giấy viết tay (tiếp tục bước 5 và 6).

Bước 5:

Cán bộ cơ quan cấp C/O đóng dấu lên C/O, nhập vào sổ theo dõi và hoàn thiện hồ sơ trên hệ thống điện tử.

Bước 6:

Cơ quan cấp C/O trả lại C/O cho thương nhân.

Qua bài viết này, VietmyUS hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn. Về quy trình và yêu cầu pháp lý liên quan đến việc cấp lại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Từ đó giúp doanh nghiệp thực hiện các giao dịch thương mại xuất nhập khẩu một cách hiệu quả.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác, đừng ngần ngại liên hệ với các chuyên gia Vietmyus để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.


VIETMY.US – Chuyên Định Cư Mỹ – Quốc Tịch Mỹ
Hotline: HOA KỲ 🇺🇸 : +17622 51 51 51 (Zalo – Whatsapp – Facetime) 24/7

Hoặc để lại thông tin bên dưới, Vietmy.US sẽ liên hệ hỗ trợ quý khách tốt nhất.